Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 1)
PHẦN 1 - VERSE 1 CỦA BÀI HÁT !
Chắc rằng trong mọi chúng ta ai cũng đã từng một lần được thưởng thức "American Pie" ,một siêu phẩm để đời của Don Mc Lean .
(Ánh mắt khắc khổ của Don Mc Lean...)
Thử nhớ lại cái cảm giác lần đầu tiên được nghe "American Pie" ...những giai điệu êm ái ,mềm mại ,bắt đầu có vẻ chậm rãi ,...cùng với tiếng đàn chords guitar nhanh dần ,nhip điệu "American Pie" cùng chuyển động lẹ hơn như chiếc thuyền buồm lướt nhanh trên mặt biển ,để rồi về cuối lại trầm lặng ,ảm đạm ..có vẻ như chiếc thuyền buồm đó đã đáp được vào một hòn đảo nhỏ mà ở đó có những hàng dừa dài với bờ cát vàng óng ả .Nhưng có một điều mà chưa hẳn ai trong chúng ta đã hiểu kĩ lưỡng là hoàn cảnh sáng tác bài này và những điều gì được gửi gắm qua "American Pie"...Có ai trong các bạn cảm nhận được một nỗi buồn man mác trong những nốt nhạc dường như được viết cho một vũ điệu nhảy tưng bừng ????Tớ đã cố gắng tìm hiểu về "American Pie" sâu thêm ,và hình như càng nghiên cứu thì "American Pie" lại mở thêm ra một ngưỡng kỳ diệu mới ....
(Don Mclean đang hát American Pie...)
Hẳn các bạn còn nhớ "For Whom The Bell Tolls " và "Welcome Home (Sanitarium) " của Metallica ...hai tác phẩm đó đều được dựa trên những tác phẩm văn học rất nổi tiếng và đều được dựng thành phim của hai nhà văn Ernest Hemingway với "Chuông nguyện hồn ai "(For Whom The Bell Tolls) và Kenn Keyse với "Bay trên tổ chim Cúc cu " (One Fly Over The Cuccu's Nest) .Ở "American Pie" lại là một bản trường ca dài ,được Don Mc Lean viết để dâng tặng Buddy Holly đồng thời nó cũng như một bài tường thuật lại tiến trình nhạc RockNRoll phát triển trong suốt thời gian đến khi Buddy Holly qua đời .Mclean dường như cất lên khúc ca bi thảm nói về sự thiếu hụt của "danceable" music trong nhạc RockNRoll ,thêm vào đó phần nào giải thích sự thiếu hụt đó là do sự thiếu vắng Buddy Holly khi ông đã qua đời .
(Chàng thanh niên trẻ Buddy Holly ...khuôn mặt đầy vẻ trí thức và thông minh..)
Trong "American Pie" các bạn có thể tìm được những dòng nói về những tên tuổi có lẽ là không bao giờ phai nhạt trong lịch sử nhạc RockNRoll như The Beatles ,Elvis Presley ,The Byrds ,Bob Dylan ,The Grateful Dead ,Jimi Hendrix ,The Beach Boys,Janis Joplin ....Đặc biệt hơn là trong "American Pie " có nói về ba siêu phẩm rất nổi tiếng mà các bạn có thể tìm thấy trong bảng xếp hạng 100 ca khúc hay nhất trong lịch sử RockNRoll của tớ là "Eight Miles High " của The Byrds (đứng thứ 18 trong list)
và "Like A Rolling Stone" của Bob Dylan (đứng thứ 7 trong list ) và "Sympathy For The Devil" của The Rolling Stones đứng ở vị trí số 24 trong bảng xêp hạng của tớ , dĩ nhiên cũng có một vị trí cao dành cho "American Pie".
(The Byrds với siêu phẩm Eight Miles High..)
(Rolling Stones với Sympathy for the devil...)
Để hiểu sâu được ca khúc này trước hết ta cần phải biết một chút về sự kiện lịch sử đã khiến cho Mc Lean xúc động viết lên ca khúc này .Đó là cái chết của Buddy Holly ,một tên tuổi sáng chói trong làng nhạc RockNRoll những năm cuối thập niên 50 ."American Pie " gồm 6 đoạn và mỗi đoạn lại có thêm một đoạn điệp khúc ,mỗi đoạn là nói về một hoặc hai thậm chí hơn nữa các nghệ sĩ nhạc RockNRoll nổi tiếng ,đoạn điệp khúc lại nhắc lại về Buddy Holly ,do vậy ca khúc này mang tính dàn trải cao ,nói về nhiều tên tuổi cũng như sự kiện trong làng nhạc RockNRoll .Do vậy khi phân tích ta sẽ phân tích theo từng Verse một để thấy rõ và tìm hiểu sâu thêm về tửng nghệ sĩ và cách đánh giá của Mc Lean về họ .
(Buddy Holy với cây guitar điện của anh....)
Buddy Holly mất vào ngày 3 tháng 2 năm 1959 trong một vụ tai nạn đâm máy bay ở bang Iowa trong một cơn bão tuyết nặng nề .Lúc đó Mc Lean chỉ là một cậu bé , vì vậy khi nhớ lại : (Verse1 )
A long, long time ago
I can still remember
how that music used to make me smile
And I knew if I had my chance
that I could make those people dance
and maybe they''d be happy for a while
Một trong những chức năng đầu tiên của nhạc RockNRoll là cung cấp một thứ âm nhạc riêng biệt cho những sự kiện xã hội phong phú đang diễn ra.Mc Lean hồi tưởng lại ký ức khi mà anh tràn ngập khát vọng trở thành một nghệ sĩ âm nhạc chơi thể loại RockNRoll .Sau này khi mà "American Pie" nhảy lên vị trí số 1 ở Billboard (USA) vào năm 1972 thì không còn ai có thể chối cãi khả năng âm nhạc của anh ,"American Pie " được phát hành vào cuối năm 1971 .Những năm tháng tuổi thơ của mình Don Mc Lean luôn vui thích khi nghĩ về âm nhạc ,những hình ảnh đẹp đẽ hiện lên trong tâm trí một cậu bé vô tư lự .Vào thời gian đó thì Mc Lean chỉ là một cậu bé đi rao bán báo ,và vào ngày 4 tháng 2 năm 1959 ,cậu vẫn đi làm công việc mà mình yêu thích ,nhưng có một điều là trên các số báo đều có đăng tin vụ tai nạn máy bay đã cướp đi số phận của Buddy Holly vào ngày trước đó .Thế nên ,những dòng tiếp theo của ca khúc :
But February made me shiver
With every paper I''d deliver
Bad news on the doorstep
I couldn''t take one more step
Mc Lean như cảm thấy sững người lại khi cậu đi deliver báo ,người mà cậu ngưỡng mộ đã không còn ở trên đời này nữa ,cậu không thể bước thêm được bước nào nữa ,cậu gục xuống ,đầu gục lên chồng báo mà cậu đi rao ...còn gì buồn hơn thế .Thậm chí là :
I can''t remember if I cried
when I read about his widowed bride
Mc Lean rơi những giọt lệ bé bỏng trên gò má còn chưa ướt át của mình khi Mc Lean đọc được những dòng viết về người vợ của Buddy Holly ,cô vẫn còn trẻ và khi Buddy Holly gặp tai nạn thì trong người cô vẫn mang thai đứa con của Holly ,khi cô biết tin chồng mình đã mất cô đã quá đau khổ và bị sẩy thai ...thật là số phận bi thảm cho Holly ,đứa con sắp chào đời của ông cũng đã rời bỏ thế giới .Vợ Holly trở thành quả phụ (widowed ) khi mà cô mới làm cô dâu (bride) được một thời gian ngắn .Mc Lean cảm nhận được một điều gì đó đang rung động trong sâu thẳm trái tim anh :
But something touched me deep inside
The day the music died .
Để giải thích cho câu này thì đó là việc nhắc lại một sự tang tóc trong lịch sử nhạc RockNRoll .Trong vụ đâm máy bay này cũng đã cướp đi số phận của Richie Valens (La Bamba) và The Big Bopper (Chantilly Lace) .Cả ba người đều là những người quá nổi bật vào thời gian đó vì vậy ngày 2 tháng 3 năm 1959 được biết đến như là "The Day The Music Died" .
(3 huyền thoại đã mất vào cũng một ngày ,trên cùng một chuyến bay )
Chắc sẽ có bạn sẽ thắc mắc về người có tên The Big Bopper ..đó chỉ là tên thường gọi ,tên thật của The Big Bopper là J.P.Richardson .Anh là DJ của đài phát thanh Texas nhưng đồng thời cũng là một nghệ sĩ RockNRoll với hit nổi tiếng "Chantily Lace" .
(The Big Bopper với tên thật là J.P.Richardson...)
Thực ra trên chuyến bay còn một người nữa là người phi công ,chuyến bay gồm 4 người đó đã tử nạn trên đất Iowa khắc nghiệt ,chiếc máy bay có tên "American Pie " rất nhỏ nhắn gồm một ngăn dành cho phi công và một room nhỏ cho 3 người ngồi ,thật may mắn cho phi công là anh đã thoát nạn ,tên của anh là Waylon Jennings nhưng sau vụ tai nạn đó anh từ chối mọi cuộc phỏng vấn và từ chối không muốn nói về cái ngày kinh khủng đó .Đoạn điệp khúc như một khúc ca ai oán ,như lòi vĩnh biệt với chiếc máy bay và những người trên đó :
So bye-bye Miss American Pie
Drove my Chevy to the levee
but the levee was dry
And them good old boys
were drinking whiskey and rye
Singing "This'll be the day that I die."
"This'll be the day that I die."
Đoạn cuối điệp khúc như một lời trăn trối của Buddy Holly vì trong mot Hit khá nổi tiếng của ông có tên "That''ll be The day " đoạn điệp khúc lặp đi lặp lại nhiều lần câu "This''ll be the day that I die.".Mc Lean như cất tiếng hát thay Holly nói về cái chết của mình ,điều mà đã thành sự thật vào ngày 3 tháng 2 năm 1959 .
(Buddy Holly nhìn ở nhiều góc độ ...)
KẾT THÚC VERSE 1 CỦA BÀI HÁT ...CÒN NỮA !
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home