Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 3)
PHẦN 3 - VERSE 3 CỦA AMERICAN PIE
Đến Verse 3 ,ở câu đầu tiên là nói về thời điểm sáng tác "American Pie" của Don Mclean . :"Now for ten years, we have been on our own" ,Mc Lean viết ca khúc muời năm sau khi Holly mất ,anh cố gắng hồi tưởng lại những gì đã xảy ra với mình vào 10 năm trước đó .
Câu tiếp theo "And moss grows fat on rolling stone" .Rolling Stones ở đây cũng khó mà đánh giá được đó là ai .Đó có thể là Bob Dylan ,kể từ sau khi siêu phẩm "Like A Rolling Stone" (1965 ) ra đời ,nhưng thời gian đó Dylan đang bận viết những ca khúc ca tụng đức hạnh của tình yêu giản dị ,của gia đình và sự mãn nguyện trong thời gian ở nhà (Bởi Dylan không đi lưu diễn từ năm 1966 đến 1974) và chủ yếu tiền thu được lúc này là nhờ tiền bản quyền .Thời gian đó quả thật là một sự thay đổi đáng kể trong sự nghiệp của Bob Dylan .
Tuy nhiên "Rolling Stones" ở đây cũng có thể là Elvis Presley và dĩ nhiên cũng có thể là The Rolling Stones .
(Rolling Stones...)
Những câu tiếp theo của Verse 3 :
But that is not how it used to be.
When the jester sang for the King and Queen
Người pha trò ở đây (the jester) ở đây chính là Bob Dylan ,như sẽ trở nên rõ ràng về sau này .Có vài sự giải thích về King and Queen ,một số người cho rằng Elvis Presley là The King (King of RockNRoll ) như thế giời đã đánh gía ,dường như điều này đã quá rõ ràng .Queen thì được cho là hoặc Connie Francis ,người sừng sỏ trong nhạc RockNRoll sau Elvis .
(Connie Francis ...quyến rũ với giọng hát ngọt ngào )
Một cách giải thích khác về The King and Queen có khuynh hướng thiên về gia đình Kennedy - The King and Queen của "Camelot" - những người lúc đó đang sống ở Washington DC và đang ủng hộ cho những cuộc đấu tranh cho dân quyền của Martin Luther King (Đây là một mục sư da đen đấu tranh cho phong trào dân quyền ,những bài phát biểu của ông rất có sức thuyết phục trên trường chính trị nhưng vào năm 1969 ông đã bị ám sát ) .
(Luther King khi đang hùng biện..)
Trở lại với "American Pie" ,câu tiếp theo là :
In a coat he borrowed from James Dean
Nhắc đến chuyện này cũng là nhắc đến một câu chuyện về chiếc áo khoác của James Dean .Trong bộ phim "Rebel Without A Cause" ,nhân vật James Dean có một chiếc áo khoác tên là "The Red Windbreaker" ,mỗi khi James mặc áo này thì có nghĩa là anh ta sắp thực hiện một việc khó khăn ,phải đối mặt với nguy hiểm mà anh ta sắp phải làm .
(James Dean...)
Một tuần lễ sau khi bộ phim được khởi chiếu thì những chiếc áo "Windbreaker" màu đỏ đã bán hết nhẵn tại các cửa hàng quần áo ...đây là một kiểu hội chứng ,gần đây tại Pháp có hội chứng phim "Tiếng Thét" (Scream) ..khiến cho xảy ra rất nhiều vụ án mạng xảy ra giống như kịch bản phim Tiếng Thét .Hay trước đó là hội chứng ca khúc "Gloomy Sunday" của Reszo Seress đã gây ra gần 100 vụ tự tử .
Tiếp tục với câu chuyện của James Dean , hình ảnh của James Dean đã có tác động rất lớn tới Bob Dylan ,Dylan cũng đã có một biểu trưng riêng cho mình ,mỗi khi chuẩn bị làm hay chuẩn bị yêu cầu người khác một điều gì đó khó khăn .Trong bộ phim có đoạn James Dean cho một người khác mượn chiếc áo ,sau đó người này bị bắn chết bởi một người khấc ,bố của James Dean đến thấy chiếc áo của con mình và tưởng rằng con mình đã chết .Bob Dylan trong bản covered "The Free wheeling" cũng đã mặc một chiếc áo gió màu đỏ ,cũng có một cảnh đi trên đường phố rất giống những gì xảy ra trong phim "Rebel Without A Cause" sau đó còn mặc chiếc áo này diễn trước có có mặt của Nữ hoàng và Thái Tử Anh .
Trở lại với ca khúc ,câu tiếp theo :"And a voice that came from you and me" .Câu này lại tiếp tục nói về Bob Dylan ,thể loại mà Dylan chơi là nhạc Folk ,giống như một số tên tuổi như Pete Seeger ,Woody Guthrie. Thể loại nhạc Folk được định nghĩa một phần là loại âm nhạc dành cho quần chúng ,vì vậy nên có thể nói Bob là "A voice that came from you and me" .
(Woody Guthrie đang xem một bản nhạc )
Hai câu tiếp :"Oh, and while the King was looking down . The jester stole his thorny crown" . Ý trong câu này rõ ràng nếu các bạn để ý rằng Elvis Presley được coi là vua nhạc RockNRoll ...thì đến thời điểm viết bài này là năm 1969 ,Elvis đang xuống dốc trầm trọng vì dính dáng tới Ma tuý và thêm vào đó là Vợ Elvis Presley đã cặp bồ với một võ sĩ khiến Elvis rất suy sụp .Trái lại ,thời gian này là thời gian mà Bob Dylan đang đi lên ,được nhiều hit lọt vào các bảng xếp hạng hơn ."Thorny Crown" có thể là đề cập tới sự vinh quang và sự nổi tiếng .Hơn nữa ,thời gian này Bob còn nói là anh muốn nổi tiếng như Elvis Presley ,một thần tượng khi còn nhỏ của anh ...ở câu này thì The jester vẫn chỉ Bob Dylan .
(Elvis khi đang lưu diễn )
Hai câu tiếp :
The courtroom was adjourned.
No verdict was returned.
Đây có thể là nói về những thử thách mà nhóm Chicago Seven đã phải gặp .Điều này được các nhà phê bình phân tích và đi đến kết luận đó .
(Chicago Seven..)
Câu tiếp "And while Lennon read a book of Marx" .Nếu hiểu theo đúng nghĩa thì đoạn này nói về John Lennon khi đọc một cuốn sách của Karl Marx ,đó là một sự mới mẻ ,đưa kiến thức căn bản về chính trị vào nhạc của Beatles .Còn một cách giải thích khác về câu này là có thể nhân vật Marx trong câu đó là Groucho Marx ,nếu ai đã nghe nhiều Beatles và đặc biệt là nghe nhiều John Lennon thì trong lyrics của anh có nhiều đoạn nói về Groucho Marx ,nhưng nếu là nhắc đêns Groucho ở đoạn này thì có vể không đúng với giọng điệu của Mc Lean lắm .
(Groucho Marx khi về già ...ông là một danh hài nổi tiếng )
Câu tiếp "The quartet practiced in the park" Có hai trường phái suy nghĩ về điều này .Dịch câu này ra là " Bộ tứ đang tập nhạc trong công viên "...nên cách giải thích rõ nhất là về bộ tứ The Beatles ,lần đó biểu diễn ở Shea Stadium .
(Nào thì Beatles ...cái ảnh này đã được anh Barrygibsons vẽ lại rất đẹp ,ai có dịp thì nên xem qua các bức tranh anh vẽ)
Nhưng nếu để ý rằng ở dòng trước khi nói về John Lennon đang làm một điều khác ở cùng một thời điểm nên cũng khó có thể nói bộ tứ ở đây là Beatles ~~> Trường phái thứ hai là Bộ Tứ ở đây là The Weavers ,những người bị ghi vào sổ đen trong đại Mc Cathy .Mc Lean là một trong những người bạn thân của Lee Hays trong ban nhạc The Weavers vào đầu thập niên 60 ,trong khi cũng biểu diễn ở những quán cafe và câu lạc bộ ở New York . Mc Lean cũng khá thân với Pete Seeger mà tớ đã nhắc đến ở trên . Mc Lean và Seeger cũng đi lưu diễn trên sông Hudson , cũng hát những bài hát chủ đề phản chiến .
(Từ trái qua phải Woody Guthrie ,Lee Hays, Millard Lampell, Pete Seeger ...ảnh chụp năm 1941 )
(Bộ Tứ The Weavers...từ trái qua phải lần lượt là Pete Seeger, Freddie Hellerman, Ronnie Gilbert, Lee Hays)
Câu tiếp : "And we sang dirges in the dark" A Dirge có nghĩa là nằm mơ hay là một bài hát tưởng niệm ,nên có lẽ Mc Lean đã nhắc tới một số nhóm Rock mới mà chơi không theo kiểu nhạc nhẩy .
(Don Mclean đang chuẩn bị hát bài Vincent )
The day the music died
we were singing...
(refrain)
Đoạn điệp khúc lại được lặp lại như xoáy sâu thêm vào cái ngày The Day the music died đó ....Cái ngày mà đã cướp đi 3 nhân vật nổi danh nhất trong làng RockNRoll lúc đó .
HẾT PHẦN 3 ,CÒN TIẾP ...!
No comments:
Post a Comment