Classic Rock, Prog Rock World of TienQueen

Đây là một Blog về Classic Rock và Progressive Rock của Đoàn Lương Tiến (TienQueen, Kashmir), hiện đang là sinh viên năm thứ 3 ngành Computer Engineering khoa Computing của trường Đại học Quốc Gia Singapore. Mong các bạn tìm thấy ở đây một góc nhỏ để thả hồn vào cùng Classic và Prog Rock!

I wrote above lines when i was a sophomore, i'd like to keep that. Just a corner for my Prog n Classic Rock thoughts. Now I don't blogging much, follow me on twitter: tienqueen.

Saturday, October 14, 2006

MAN MÁC HƯƠNG VỊ PROG.......
The image “http://www.ondarock.it/tenquestions/Kingcrimsonbis.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Hôm nay thứ 7 nên rảnh hơn mọi ngày một chút, không chịu được việc nhịn nghe Prog nên chạnh lòng mấy bài của King Crimson mà thấy xúc động ghê gớm. Bài The Night Watch trong album Starless and Bible Black man mác buồn và làm gợi lên cho mình một suy nghĩ về quá khứ và cái nhìn ảm đạm về tương lai. Vẫn như thường lệ khi nghe King Crimson là mỗi bài phải nghe đi nghe lại mấy lần mới thỏa, mỗi lần nghe tập trung vào một nhạc cụ, các bác của King Crimson có kĩ thuật không thể chê vào đâu được, mà bài nào cũng ra chất riêng của King Crimson luôn.
The image “http://www.songsouponsea.com/Promenade/filius.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
Bài The Sheltering Sky trong Discipline nghe thật tinh tế, từng âm thanh bé li ti cũng tô điểm thêm nét đẹp cho ca khúc. Tiếng congas nghe bập bùng như một ngọn lửa nhỏ cháy le lét. Tuy không hoành tráng như In The Court of Crimson King nhưng rất quý phái và lung linh. Bản nhạc như là phần nhạc cho một cảnh quay trong vũ trụ với vô vàn các vì sao và bụi vũ trụ lấp lánh trong những quỹ đạo eclipse. Robert Fripps quả là một nhà giáo sư của cây guitar, âm thanh nhỏ từng giọt vàng.
Tới lượt Explorers Club với bản nhạc Fading Fast trong album Age of Impact. Chất prog mới lạ và rất châu phi, đúng kiểu đang đi khám phá (explore) một ốc đảo trên hoang mạc với những khóm cây chà là, những ảo ảnh sa mạc, những cây bao báp, những chú lạc đà, và cả những cơn khát.Nghe bản nhạc này chợt nhớ tới tiểu thuyết Túp Lều Bác Tôm của Hariet Bicherstove mà hồi xưa mình đọc, câu chuyện về những người da đen chịu cảnh nô lệ khổ cực ở đất châu Mỹ. Những cảm xúc cũ chợt dội về, vang vang.


Nghe đến Paatos, lại những giai điệu mới mà mình ít được nghe, không biết lúc nghe bản Won't Be Coming Back trong album Kallocain này mình liên tưởng tới hình ảnh gì nữa. Có lẽ là những lâu đài ảm đảm u tối, những tiếng vọng sâu thẳm từ khu rừng liền kề làm lâu đài như nhuốm một màu nâu u ám. Giọng nữ của Paatos làm mình nhớ đến Keith Bush của Wuthering Height, một chất giọng lanh lảnh như tiếng gọi của hồn ma. Đã có thời mình cũng lấy lời bài Wuthering Height để làm bài thơ Đồi Gió Hú rờn rợn. Nghe nhạc của Paatos buồn thật,cả bài tOa trong Timeloss nữa, không hiểu có ai xếp họ vào Gothic không nữa, chỉ là suy đoán mông lung, mình không chuyên sâu về Gothic lắm. Những dòng suy nghĩ này không hề google để tra cứu, toàn là nghĩ thế nào viết thể không cần xác định xem nó có đúng không.


Tối nay cũng là lần đầu mình được nghe Pavlov's Dog, thích nhất là chất giọng của ca sĩ David Surkamp, nghe rất giống với Geddy Lee của Rush với cả ca sĩ của Cinderella. Giọng cao vãi ạ, mà nghe man mác như chất nhạc của Nga, rất nhớ hồi xưa cái gì cũng từ Nga, thầy giáo từ Nga về dậy, xem phim toàn phim của Nga, làm Vật Lý cũng là bài tập tiếng Nga.
http://mitkadem3.homestead.com/files/Reviews/pics/PavlovsDogPapmeredMenial.jpg
Mới được nghe bài Last November của Pavlov's Dog mà đã mê rồi, mình đang download cả album Pampered Menial về nghe, thấy họ bảo bài Julia và Songdance còn hay hơn nhiều, muốn nó download nhanh nhanh quá. Mình toàn thích những bản nhạc từ thập niên 70 thế này, nhừng công nhận đáng để nghe thật, thật tiếc vì không được trải qua thời kì đó ở châu Âu. Thời bây giờ mình ít khi tìm được người cùng sở thích nghe những bản nhạc Prog cũ này, con gái thì luôn ở mốc zero. Vừa viết đoạn này vừa nghe đi nghe lại bài Last November của Pavlov's Dog...hay quá. Giọng cao như Keith Bush với Geddy Lee, thích thật, nghe rất thánh thót.Đoạn cuối này thì phải dùng google để tra một số số liệu vì mình chưa từng nghe Pavlov's Dog.

Sunday, October 08, 2006

PROG CAFE NO 7 - ELECTRONIC PROG (KRAFTWERK)


Nhạc điện tử bắt đầu từ đâu, các chất liệu âm thanh sử dụng trong phong trào nhạc disco của thập niên 80 bắt nguồn như thế nào, cả những âm thanh hiện đại của nhạc cụ điện tử cũng không phải có sự khởi nguồn...Để tìm câu trả lời ta phải lùi về quá khứ của những năm cuối thập kỉ 60 đầu thập kỉ 70 khi các thử nghiệm âm thanh của nhạc cụ điện tử bắt đầu được sử dụng. Một trong những tên tuổi tiên phong chính là KRAFTWERK, một ban nhạc Prog rock với một con đường âm nhạc Electronic Music mà rất ít kẻ đi theo ở thời điểm cuối thập niên 60 đầu thập niên 70.

Vào năm 1968, hai thành viên khởi điểm của Kraftwerk sau này là Florian Schneider và Raft Hutter, đồng thời cũng là 2 người bạn thân từ thưở thiếu thời thành lập nên nhóm nhạc ORGANISATION. Được sự trợ giúp của nhà sản xuất lẫy lừng của Đức là Conny Plank, nhóm đã cho ra đời album đầu tay mang tên "Tone Float". Album này là một sản phẩm hai mang (từ lóng của giới tình báo, bắt cá 2 tay cũng được) , một phần đi theo lối mòn của thể loại Prog rock đặc trưng của Đức là Kraut Rock, một thứ âm nhạc riêng của người Đức và nghe album này ta có thể lại hình dung ra được một chút gì đó từ Tago Mago của Can, pha một ly Amon Duul và tí hạt tiêu Tangerine Dream. Tuy nhiên một số điểm nhấn của album Tone Float lại là từ nửa kia của album, là việc đưa một số thử nghiệm nhạc cụ điện tử và nhất là Organs điện tử, khác với loại keyboard thông thường mà các band Prog rock hay dùng thời bấy giờ.

BÌA ALBUM TONE FLOAT CỦA ORGANISATION

Trong năm 1970, Hutter và Schneider giải tán Organisation và lập ra ban nhạc mang tên Kraftwerk (tiếng Đức nghĩa là Power Station). 2 thành viên mới gia nhập ban nhạc là Klaus Dinger và Andreas Hokman, với đủ bộ 4 người, họ cho ra đời album đầu tay mang cùng tên ban nhạc, bìa album có hình cái hình mũ chắn đường thường thấy mỗi khi sửa đường. Nét đặc trưng của ban nhạc cũng được tạo lập dần với những pha trộn âm thanh, các thử nghiệm trên cây guitar điện, trên sáo Flute và trên cây Organ điện tử. Album này khá thành công nhưng tên tuổi ban nhạc thì vẫn ít được biết đến.


Năm 1971, Klaus Dinger rời ban nhạc để cùng với Michael Rother lập nên một tên tuổi lừng lẫy sau này là NEU! với album kinh điển NEU! phát hành năm 1975. Không vì thế mà ban nhạc không tiếp tục, họ cho ra đời album thứ 2 mang tên Kraftwerk 2,phong cách đặt tên album giống Led Zeppelin trước đó hay Queen về sau này. Chất liệu âm thanh gần như album đầu tay.

Tới năm 1973, Florian Schneider quyết định thử nghiệm trống điện tử một cách toàn diện và thêm một số nghiên cứu âm thanh hiện đại. Âm nhạc của họ từ từ được nhẹ nhàng đi và nổi tiếng nhất với loại nhạc họ tự gọi là "Robot pop", xu hướng này về sau được coi là một cột mốc cho nền âm nhạc Pop Rock hiện đại. Năm 1974 họ lập ra một phòng thí nghiệm mang tên Kling Klang để tiến hành các nghiên cứu âm nhạc điện tử và phát triển những ứng dụng của Synthesisers(nhạc cụ điện tử tạo ra nhiều âm thanh khác nhau và có khả năng bắt chước các loại nhạc cụ khác).

Trong album Autobahn nổi tiếng, Kraftwerk đưa cây đàn Mini Moog (một loại synthesiser) và các loại synthesiser khác. Với sự quyến rũ âm thanh và những giai điệu dễ ngấm album Autobahn trở thành album đem lại thành công cho ban nhạc. Lúc này 4 thành viên ổn định của ban nhạc là Wolgang Flur, Karl Bartos và 2 nhà sáng lập Ralf Hutter và Florian Schneider, một bộ tứ quyền lực. Vẫn với âm thanh như trong thế giới vi tính, họ tiếp tục thành công với những album đầy chất điện tử là Radio Aktivitat, Trans Europe Express và đặc biệt là The Man Machine. Lúc này ban nhạc đã được biết rộng khắp thế giới bởi sự sáng tạo và chất âm nhạc quyến rũ. Những album này ra đời trong thời kì hoàng kim của ban nhạc.

BÌA ALBUM TRANS EURO EXPRESS

BÌA ALBUM ĐỈNH CAO THE MAN MACHINE


Năm 1981, Kraftwerk cho ra đời mang đúng nghĩa âm nhạc của họ "Computer World", một album tôn thờ máy móc, các con số và máy tính...âm thanh trở nên lạnh lẽo, đầy nhịp điệu điện tử.

BÌA ALBUM COMPUTER WORLD, đi cùng với sự phát triển của khoa học máy tính và công nghệ

Sau khi phát hành album "Electric Café" vào năm 1986 ban nhạc lùi vào hậu trường để tham gia các hoạt động, thỉnh thoảng mới xuất hiện ở các festival âm nhạc và mới đây ban nhạc đã trở lại với 2 thành công là album chính thức đồng thời là Soundtracks cho Tour De France năm 2003 và album live đang rất hot là Minimum Maximum được ấn hành vào năm 2005.

ALBUM SOUNTRACK TOUR DE FRANCE 2003

II.DOWNLOAD PROG CAFE NO.7 - KRAFTWERK (ELECTRONIC PROG)

NGHE ONLINE: http://nguyengallery.com/tienqueen/index.php?id=7
DOWNLOAD: http://nguyengallery.com/tienqueen/prog_cafe/Prog%20Cafe%20Radio%20Show%20No.7.mp3

Nếu mọi người muốn nghe online các số cũ thì click vào link http://nguyengallery.com/tienqueen/ rồi chọn số mình muốn nghe. Còn nếu muốn download lại các số cũ thì vào địa chỉ này : http://nguyengallery.com/tienqueen/prog_cafe .