My friend Trang Birdy (co-organizer of Drum Connection) just sent me this news which mentioned about Drum Connection. It excites me a bit :d
Chuyện những người bị coi là 'kẻ quấy rối'
Thường xuyên bị hàng xóm nhắc nhở, thậm chí ném gạch, đá lên mái nhà khi đang tập luyện, những tay trống đành chọn cách trơ mặt hoặc... sơ tán nơi khác.
Mỗi lần tập trống, Hồ Quang phải dùng vải phủ lên mặt trống để giảm bớt tiếng ồn. |
Nghề chơi trống khá tốn kém. Cái giá cho một bộ trống “chơi được” lên tới hơn 20 triệu đồng, chưa kể trang thiết bị hút âm, cách âm, “tuềnh toàng” cũng phải 10 triệu.
Nghiêm Mạnh Tuấn, cựu tay trống ban nhạc Bức Tường, kể, năm 1999, anh sở hữu bộ trống đầu tiên và say sưa tập luyện trong căn phòng không cách âm. Không chỉ ồn ã, trống còn có tần số rung cực mạnh, đặc biệt là trống bass, khiến nhiều nhà gần phòng tập của Tuấn bị “sốc”, quát tháo ầm ĩ và yêu cầu ngừng chơi. “Lúc họ quát thì mình ngừng, ngừng một lúc lại đánh, lâu dần hàng xóm cũng quen và đành thỏa hiệp. Mình biết ý, lựa thời gian tập luyện cho phù hợp”, Mạnh Tuấn nói.
Trong đêm nhạc Drum Connection giao lưu các tay trống trên địa bàn Hà Nội cuối tháng 2 vừa qua, khán giả ấn tượng với màn solo điêu luyện của tay trống Hùng Cường, ban nhạc rock Ngũ Cung. Nhưng con đường tập luyện của Cường không ít gian nan. Lần đầu được mua bộ trống, vì quá đam mê, Cường tập luyện ngày đêm, làm “rung chuyển” cả xóm. “Đáng nhớ nhất là lần tôi bị nhắc nhở vì đánh trống rộn ràng khi hàng xóm đang có đám tang. Từ đó, không bao giờ tôi lặp lại sự vô tâm này”, Cường kể.
Mỗi lần tập trống, Hồ Quang phải dùng vải phủ lên mặt trống để giảm bớt tiếng ồn.Ảnh: Trung KiênTay trống Hồ Quang cũng không bao giờ quên những ngày mới tập tành tại phòng khách gia đình. Lúc tập cao hứng nhất cũng là lúc những “trận mưa” gạch, đá ném rào rào lên mái nhà anh. Hàng xóm góp ý, tổ trưởng tổ dân phố cũng vào cuộc, bố mẹ bị vạ lây, drummer này đành chọn cách... “chai mặt”. Sau khi chia tay nhóm nhạc cũ Cuồng Phong, Hồ Quang “rửa tay gác kiếm” hai năm, hàng xóm thở phào. Vậy mà “ngứa nghề”, Quang và những người bạn sáng lập ra Fire Fly band, tiếp tục “cuộc chiến”.
Theo Nghiêm Mạnh Tuấn, dù âm thanh của trống nổi bật đến đâu, cũng khó giúp các tay dùi trở nên nổi tiếng như ca sĩ, hoặc nếu có thì cũng chỉ trong giới biết đến nhau, nên họ không thể mặn mà hơn với đam mê.
Khi ban nhạc Bức Tường chia tay, Tuấn rơi vào trạng thái chơi vơi. Anh bán trống để theo ngành xây dựng. Công việc mới đang xuôi chèo mát mái, Tuấn bỗng tuyên bố trở lại với những âm thanh ồn ã vì quá nhớ nghề. Anh sắm lại đồ nghề, mở lớp dạy trống ở nhà, đồng thời xin vào công tác tại Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.
Để trụ lại với nghề, những người đam mê âm thanh tần số mạnh phải tự trang bị tinh thần thép, sẵn sàng vượt qua khó khăn. Gần 30 học viên trống của Nghiêm Mạnh Tuấn, giờ rơi rớt gần hết, chỉ còn 6 người bám trụ và có triển vọng “ra nghề”. Tuấn cho biết, trong thời gian tới anh sẽ tham gia một band nào đó, tiếp tục sự nghiệp biểu diễn để thỏa chí “cầm dùi”.
No comments:
Post a Comment