Classic Rock, Prog Rock World of TienQueen

Đây là một Blog về Classic Rock và Progressive Rock của Đoàn Lương Tiến (TienQueen, Kashmir), hiện đang là sinh viên năm thứ 3 ngành Computer Engineering khoa Computing của trường Đại học Quốc Gia Singapore. Mong các bạn tìm thấy ở đây một góc nhỏ để thả hồn vào cùng Classic và Prog Rock!

I wrote above lines when i was a sophomore, i'd like to keep that. Just a corner for my Prog n Classic Rock thoughts. Now I don't blogging much, follow me on twitter: tienqueen.

Saturday, July 30, 2005

AMAZING TRIP TO THAILAND.............

It was very interesting trip which enjoy me so much. You can take a look at my photos with this link http://photobucket.com/albums/a281/MitchDoan/ ...

I spent one night for Blues&Jazz at Brick Bar with my friend, Trung from SMU. I bought a Deep Purple T-shirt there also...with my Nike hat, it gave me a classic rock style.




Next morning, we went to floating market and it was damn joyful. We rent a boat and spent about 2 hours on it, get around the market.

More importantly, i met my girl 2 times in Bangkok. I hadn't seen her for more than 1 years and we met again at the Baiyoke tower, the tallest building of Bangkok. We're damn happy. For instance, we had dinner together and went shopping with our mom and our younger brother, Quan, he's very hyperactive and adorable. I love Hang and love Quan also:D ... Don't want to tell more about this. Let's me keep it secret:P

At the level 77 of Baiyoke tower...with Deep Purple T-shirt!


Me and my friend from SMU, Trung...we were shopping at Big C quite near to the Don Mueng Airport.

Friday, July 22, 2005

CHƯƠNG TRÌNH PROG CAFFE TỐI THỨ NĂM HÀNG TUẦN - TUẦN 7....

TUẦN 7 - ELOY




(Xin phép từ bài viết này "em" đổi xưng hô thành "tớ" :D)

Sở thích về âm nhạc của tớ là Classic Rock và Prog Rock còn sở thích về văn học của tớ là các tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm và viễn tưởng. 2 nhà văn tớ yêu thích nhất là Jules Verne và H.G.Wells. Jules Verne có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều vì những tác phẩm của ông có thể tìm được ngay cả ở một hàng sách cũ nhỏ trên đường Láng hay trên kệ sách thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng.

CHÂN DUNG JULES VERNE.....


Còn cái tên H.G.Wells có lẽ là chìm hơn một chút, ông viết ít hơn Jules Verne và dường như người ta nhắc đến Wells(sách tiếng việt thường dịch là Oen Xơ) thì người ta sẽ nhắc tới tác phẩm Máy Thời Gian kinh điển.

NHÀ VĂN H.G.WELLS, TÁC GIẢ CỦA "MÁY THỜI GIAN"....


Cuốn sách "Máy Thời Gian" cũ mèm của tớ là lượm được (nói là lượm là vì giá tiền chỉ có 4 nghìn) ở một hàng sách cũ kiêm mua bán tiền xu ở trên đường Bưởi đoạn gần công viên Thủ Lệ. Cuốn Máy Thời Gian kể về một chuyến du hành thời gian với lý luận thời gian là chiều thứ tư của Không-Thời Gian, nếu không có thời gian tồn tại thì bất kì một hình ảnh nào, một sự kiện nào cũng không thể xảy ra.Như vậy ở một phương diện nào đó chiều thời gian có vai trò như 3 chiều còn lại, 3 chiều không gian đều có thể tiến lên và lùi xuống vậy thì tại sao lại không thể làm điều như vậy với chiều thứ tư. Tác phẩm mang tính chất viễn tưởng nhưng sau này phần nào được trở thành hiện thực với thuyết tương đối của Albert Einstein.

BÌA CUỐN TIỂU THUYẾT MÁY THỜI GIAN CỦA WELLS.


Nếu nói thêm nữa thì sợ là đây không là một bài viết về Prog Rock nữa, sự liên hệ của 2 điều tưởng chừng không mối liên quan này lại nằm ở trong tác phẩm Máy Thời Gian của Wells. Trong tác phẩm này, một chủng người của thế hệ tương lai mà nhà du hành thời gian gặp trong chuyến đi của mình được Wells đặt cho cái tên là ELOI. Lấy cảm hứng từ cái tên này, một ban nhạc ở Đức mới hình thành vào năm 1969 mà sau này trở thành một tên tuổi lớn của Prog Rock đã đặt tên cho ban nhạc là ELOY (chơi chữ đổi I thành Y như Beatles đổi "e" thành "a" hay như Megadeth thì bỏ cả chữ "a" đi). Khi mới thành lập ELOY chưa có nét đặc trưng riêng của mình như sau này mà mang nặng ảnh hưởng của The Shadows và The Beatles nhồi nhét trong một thứ Hard Rock khô ráp, nhưng nhanh chóng tìm được hướng đi riêng của mình trong cộng đồng Prog Rock ...một chất Prog Rock mang hơi hướng Space và tiêm nhiễm một chút Pink Floyd.

Con đường âm nhạc của Eloy cũng đi vào các ngã rẽ khá nhiều lần và có đội ngũ thành viên không ổn định, nhưng vẫn mang phong cách riêng được tạo dựng bởi linh hồn của ban nhạc là tay guitar kiêm vocal và chịu trách nhiệm sáng tác là Frank Bornemann.

BÌA ALBUM ĐẦU TAY MANG TÊN ELOY.....


Album đầu tay mang cùng tên ban nhạc được đón chào khá nồng nhiệt tại Đức nhưng chưa vươn được ra nước ngoài. Nhưng ngay ở album thứ hai mang tên "Inside", Eloy bắt đầu chinh phục làng Prog Rock bằng chất space-rock phiêu diêu. Bản nhạc Land of Nobody với độ dài 17 phút trong album "Inside" làm chúng ta gợi nhớ đến chất nhạc thời kì đầu ngọt ngào của Genesis hay êm ái du dương trong tiếng Flute của Thick As A Brick của Jethro Tull. Đóng góp cho thành công của album này phải nhắc tới tay keyboard cộng tác cùng Frank là Manfred Wieczorke, tiếng keyboard như rú gọi của sói đồng hoang đã cộng hưởng cùng tiếng space-rock guitar của Frank Bornemann.

BÌA ALBUM THỨ HAI ĐÁNH DẤU SỰ THÀNH CÔNG CỦA BAN NHẠC ELOY MANG TÊN INSIDE(PHÍA TRONG)


Thành công tiếp theo sau Inside là tuyệt tác nữa của Prog Rock là album Floating. Vẫn với sự đóng góp chủ đạo của Frank và Manfred Wieczorke, nếu ai sành Prog Rock thì có thể nhận ra Manfred sau này là thành viên trong ban nhạc JANE. Với Floating, 2 bản nhạc nổi lên như một cột mốc là bản nhạc tiêu điểm của album dài 14 phút The Light From Deep Darkness (Ánh sáng từ màn đêm sâu thẳm) và bản nhạc dài 8 phút được đánh giá là sáng tác hay nhất album là Castle In The Air (Lâu đài trên không).

BÌA ALBUM FLOATING CỦA ELOY.....


Kế tiếp là một concept album mang tên Power and The Passion (Quyền lực và Tham vọng). Tuy nhiên album này mang tính chất thơ hơn là phong vị âm nhạc, những bài thơ được đọc trên nền nhạc âm u...Theo tớ đánh giá thì album này có tính chất mới lạ nhưng không phải là một album hay.

BÌA ĐĨA ALBUM QUYỀN LỰC VÀ THAM VỌNG CỦA ELOY


Thời kỳ hoàng kim của Eloy có lẽ bắt đầu từ năm 1976 với sự ra đời của album Dawn (Bình Minh), với việc thay đổi toàn bộ thành viên trừ linh hồn trụ cột là Frank Bornemann. Đội ngũ cho xuất xưởng album này thì phải kể đến tay keyboard kiêm guitar Detlev Schmidtchen, người đã đóng góp vào bằng những âm thanh quyến rũ mang chất Symphonic của metrollon, keyboards. Còn Frank tập trung vào phần vocal và ở album này giọng ca của anh mang nhiều nét của David Gilmour (Pink Floyd). Album Bình Minh nếu để giới thiệu một cách dễ nhớ thì là một sự pha trộn hoa mỹ của Pink Floyd ở thời kì Dark Side Of The Moon với nhạc của King Crimson thời kì đầu của In The Court Of Crimson và pha thêm 1 tách YES.

BÌA ALBUM BÌNH MINH CỦA ELOY....


Thời kỳ này nói là hoàng kim hẳn không sai khi album tiếp theo với cái tên OCEAN (Đại Dương) đã vùng vẫy trong thế giới Prog Rock kể từ khi ra đời đến bây giờ.

BÌA ĐĨA ALBUM ĐẠI DƯƠNG CỦA ELOY.......


Một concept album chỉ với 4 ca khúc nhưng đều trở thành nổi tiếng của Prog là Poseidon's Creation (Sự sáng tạo của thần biển) dài 11 phút, siêu phẩm Incarnation of the Logos (Sự hiện thân của Logos), Decay of the Logos (Sự suy tàn của Logos)và bản nhạc 15 phút Atlantis's Agony (Sự hấp hối của thành phố Atlantis). Xin được dừng lại một chút ở album này để nói rằng theo tớ đây chính là album đỉnh cao nhất của ELOY. Là album đầu tiên nên kiếm về kệ đĩa khi định tìm hiểu ELOY.


BÌA ALBUM TIẾNG KHÓC THẦM LẶNG VÀ SỰ VANG VỌNG HÙNG VĨ....


Album Silent Cries And Mighty Echoes (Tiếng khóc thầm lặng và sự vang vọng hùng vĩ), chỉ mới nghe tên thôi chúng ta có thể thấy rằng album này đi theo chiều hướng của Pink Floyd ...âm nhạc của album này không so sánh được với album Đại Dương trước đó nhưng lại là tiền đề cho một tuyệt tác thứ 2 của Eloy sau Đại Dương là album COLOURS (Sắc màu) ra đời vào năm 1980.

BÌA ĐĨA ALBUM SẮC MÀU CỦA ELOY....


Về cá nhân thì album Sắc màu của Eloy có nhiều kỉ niệm với tớ hơn, về điều này tớ sẽ viết cụ thể hơn trong một bài viết về những người bạn trong cuộc sống bình thường của tớ (đang ấp ủ, sẽ cố để viết sớm). Album Sắc màu mang sắc thái Heavy-Metal và những ý tưởng thấm nhuần từ Alan Parsons Project, đúng như tên gọi Sắc màu, album đã được nhuốm bằng những màu sắc âm nhạc khác nhau.

ELOY THỜI KÌ 1977....


Hết Bình Minh, Đại Dương, Sắc Màu...đứa con tinh thần chỉ mang 1 chữ tiếp theo là Planets (Các Hành Tinh) phát hành vào năm 1981. "Các Hành Tinh" lại tiếp tục chuỗi album dạng concept của Eloy hơi phụ thuộc quá nhiều vào tiếng Synthesizer và ít nhân tố mới so sánh với các album trước đó, ngoài 2 yếu điểm đó ra Planets vẫn là một bức tranh sống động và 1 một bề sâu tầm cỡ.

BÌA ĐĨA ALBUM CÁC HÀNH TINH CỦA ELOY...


Time To Turn (Đã đến lúc chuyển) là một bước tiếp theo của "Các Hành Tinh" với chất concept nặng nề và vẻ bao trùm của tiếng synthesizer mà lờ đi vẻ đẹp của lyric. Được nối tiếp bằng Performance (Màn trình diễn) vào năm 1983 và Metromania (Hội Chứng Nghiện Làm Thơ) vào năm 1984 bắt đầu được sử dụng nhiều hiệu ứng của âm thanh điện tử và các giai điệu khoan thai. Âm nhạc của Eloy lúc này trở nên mềm mại hơn và dễ nghe hơn.

Eloy tan rã sau đó nhưng Frank Bornemann lại làm Eloy sống dậy vào cuối thập kỉ 80 khi cộng tác với tay Keyboard Micheal Gerlach. Album mang cái tên khá kì lạ "RA" ra đời vào năm 1988 là một bước chuyển hoá dịu dàng hơn so với các album trước. Điểm nhấn của thời kì này cũng chỉ là album RA này, album tiếp theo là Destination (Điểm đến) và The Tides Return Forever (Thuỷ Triều Trở về mãi mãi) không đạt thành công như mong muốn, không hiểu ý tưởng Return Forever thế nào chứ sau album này là lại chấm dứt một thời kỳ.

ELOY CỦA THẬP KỈ 90, LÀM KHƠI DẬY PROG ROCK BẰNG ALBUM ĐẠI DƯƠNG II

Vào năm 1998 thì một nỗ lực níu kéo thời hoàng kim bằng album Đại Dương II, cũng là một album đáng nghe với lý luận Gừng càng già càng cay.

BÌA ĐĨA ALBUM ĐẠI DƯƠNG II CỦA ELOY.......


MỘT SỐ BẢN NHẠC CỦA ELOY TRÍCH RA TỪ CÁC ALBUM TIÊU BIỂU....

1.ELOY - INCARNATION OF THE LOGOS (ALBUM ĐẠI DƯƠNG)

2.ELOY - ILLUMINATIONS (ALBUM SẮC MÀU)

3. ELOY - THE MIDNIGHT FIGHT/THE VICTORY OF THE MENTAL FORCE (ALBUM BÌNH MINH)

Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 5)

PHẦN 5 - VERSE 5 CỦA CA KHÚC

Bước vào đầu Verse 5 :

Oh ,and there we were all in one place .

One place ở đây chính là nói về Wood Stock vì thời điểm viết bài bày của Mclean vào năm 1969 , đại nhạc hội nhạc Rock tại Wood Stock vừa diễn ra trước đó xong .

(Logo của chương trình đại nhạc hội Woodstock 1969 )
Tiếp theo là :"A generation Lost in space " .Nhiều người có ý kiến là câu này là nói về một thế hệ mới mà phần nhiều đó là những chương trình thám hiểm vũ trụ của USA ,cụ thể là NASA nhưng có vẻ nó là một lời bình luận hơi vội vàng .Đoạn này chính xác là nói về thế hệ những người "Hippies" .Họ một thời gian được gọi là những người mất gốc "Lost generation" vì sự suy đồi nghiêm trọng của họ về mặt tinh thần ,họ xa lánh bố mẹ và tìm cho mình một thức ăn tinh thần là ma tuý .

Câu tiếp :" With no time left to start again" những người "lost generation" này tiêu phí quá nhiều thời gian vào những việc không đâu và đã tự huỷ hoại bản thân họ do vậy có lẽ những trạng thái lâng lâng ,phiêu du của họ đã đẩy RockNRoll đi quá xa so với âm nhạc RockNRoll đích thực mà Buddy Holly đã từng chơi và cống hiến ,khó có thể lấy lại được thời kì đó .Giải thích ý này là vì hầu hết các nghệ sĩ RockNroll của thập kỉ 60 ,sau thời Buddy Holly hầu hết đều có dính dáng ít hay nhiều đến ma tuý ,họ đã biến đổi RockNRoll một cách mãnh liệt thành một thứ âm nhạc phiêu du ,khó định hình .
Lấy ví dụ như Pink Floyd về sau này lúc có Syd Barrett và lúc Syd Barrett không còn chơi cho Pink Floyd vì bị điên ...Âm nhạc của Pink Floyd ở thời kì có Syd là một thứ Psychedelic đầy phiêu du .

(Pink Floyd thời kì mà David Gilmour mới vào ,Syd vẫn thỉnh thoảng đến Studio ...sau đó một thời gian thì Syd bị điên hẳn và không còn tham gia cùng ban nhạc ,ở ảnh hai người ngồi ,từ trái qua phải là David Gilmour và Syd Barrett )

Thứ Psychedelic Rock này còn có thể thấy ở nhiều tên tuổi thời kì đó như Jefferson Airplane ,The Doors ,The Velvet Underground ...


(Jefferson Airplane với các siêu phẩm Psychedelic như White Rabbit hay Somebody To Love....)


(The Doors khi đang lưu diễn ở Philadelphia năm 1967)

The image “http://www.icemagazine.com/stories/173/images/velvet_underground.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
(Velvet Underground với tay trống nữ tên là Maureen Tucker đầu tiên trong làng nhạc Rock ,ban nhạc chơi theo thể loại Proto-punk )

Câu tiếp :" So come on ,Jack be nimble ,Jack be quick " Nếu bạn tinh ý một chút thì có thể nhận ra Jack ở đây là ai ,chắc các bạn đã nghe một ca khúc nổi tiếng của Rolling Stones có tên "Jumping Jack Flash" ,có mặt trong rất nhiều các bảng xếp hạng .Đây là một sáng tác của Mick Jagger ,một trong hai thành viên trụ cột của ban nhạc ,do vậy Jack ở đây có ý nói về Mick Jagger ,ca khúc này ấn hành vào tháng 5 năm 1968 và ngay lập tức có mặt trong top 20 ở UK ,đây như là một lời khích của Mclean với Mick Jagger ,ở câu sau ta càng thấy rõ điều này :"Jack Flash sat on a candlestick" Có thể đây nói về buổi hoà nhạc mang tên The Stones'''' Candlestick ở công viên Candlestick .

Câu tiếp :" Cause fire is the Devil''''s only friend " Rất có khả năng câu này ngụ ý nói về bài "Friend of the devil" của Grateful Dead .

(Grateful Dead ...nổi tiếng với những khúc Rock ngẫu hứng dài tới hơn 10 phút )

Tuy nhiên cũng có thể giải thích bằng cách khác là mấy câu này đều nói về những quyết định vội vàng (thể hiện ở từ quick ,nimble) của Jack Kennedy (Tổng thống Hoa Kỳ) trong suốt cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân ở Cu Ba ,còn những từ như Candlestick ,Fire là nói về chiến tranh hạt nhân kiểu như ICBMs ,Đoạn tiếp :

Oh, and as I watched him on the stage
My hands were clenched in fists of rage
No angel born in Hell
Could break that Satan's spell

Đây là đoạn Mclean kể lại : Trong khi đang chơi nhạc ở Altamont Speedway vào năm 1968 ,ban nhạc Rolling Stones chỉ định những thành viên của Hell''''s Angels làm công tác giữ vững an ninh (theo lời khuyên của ban nhạc Grateful Dead ) .Khi đó trong bóng tối phía trước sân khấu một thanh niên trẻ tên là Meredith Hunter đã bị đánh và đâm chết ,dĩ nhiên hành động này là do những thành viên của Hell''''s Angels thực hiện .Công chúng phản đối kịch liệt và cho rằng chính bài "Sympathy For The Devil" của Rolling Stones đã kích động bạo lực và sau sự kiện này Rolling Stones bị tẩy chay và không thực hiện được Show nào trong suốt 6 năm kế tiếp .Nói thêm về Sympathy For The Devil ,đây có thể coi là tác phẩm kinh điển nhất của Rolling Stones ,tài năng của Keith Richards qua tiếng Lead guitar đã được bộc lộ mãnh liệt ,dĩ nhiên chúng ta ít đề cập đến mặt lyrics ở đây vì hầu hết các siêu phẩm của các ban nhạc thời đó họ đều đề cập tới các vấn đề bị coi là cấm đoán .

Ví dụ như Eight Miles High của The Byrds thì kích động thanh niên dùng ma tuý ,Lola của The Kinks thì đả động đến đồng tính luyến ái nam ,và dĩ nhiên là cả bài Sympathy For The Devil nữa .
The image “http://www.ondarock.it/photo/Kinks.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
(The Kinks với những tác phẩm cho ra đời dòng Metal là You are really got me ...)

Lại nói tiếp về sự kiện trên ,về sau sự cố đã gây tai tiếng cho Rolling Stones này được dựng thành một bộ phim tài liệu có tên "Gimme Shelter" .Ý tưởng của những câu trên cũng có thể là do Mc Lean coi Rolling Stones như là nguồn cảm hứng ,đặc biệt là từ các tác phẩm "Sympathy For The Devil " hay "Their Satanic Majesties' Request" ...Để ý rằng ngay từ sớm Rolling Stones đã thu lại nhiều bài thuộc dạng kinh điển kiểu RockNRoll bao gồm cả "Not Fade Away" của Buddy Holly .

The image “http://www.riff-o-matic.com/riff-a-day/miss_you/rolling-stones.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
(Rolling Stones ........)


Đoạn tiếp :"And as the flames climbed high into the night
To light the sacrificial rite".
Ngọn lửa được đề cập tới ở đây có vẻ như là nói về một sự kiện nhỏ là trong đại nhạc hội Monterey Pop Festival ,Jimi Hendrix đã đốt cây guitar điện Stratocaster của mình ...Tuy nhiên từ "Rite" trong câu đó thường được sử dụng nhiều trong các từ liên quan tới tang lễ hơn ,nếu có thể thì chỗ này hay chăng là đề cập tới nấm mồ của Kennedy nhưng nói chung nói về Kennedy ở đây thì không hợp lắm ,mặt khác tớ nghĩ là Mclean sẽ không đề cập tới quá nhiều vấn đề chính trị hơn là âm nhạc ở đây .Những câu cuối của Verse 5 :

Những câu tiếp :

I saw Satan laughing with delight
The day the music died

(refrain)

The image “http://www.memorabletv.com/musicworld/halloffame/buddy-1.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
(Buddy Holly ...nụ cười thật êm đẹp )

Cứ đến điệp khúc là hình ảnh của Buddy Holly lại đuợc hiện ra ,gợi lại nỗi xúc động và luyến tiếc khi ông qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ .

HẾT PHẦN 5 ....ĐÓN XEM NỐT PHẦN CUỐI !

Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 3)

PHẦN 3 - VERSE 3 CỦA AMERICAN PIE

Đến Verse 3 ,ở câu đầu tiên là nói về thời điểm sáng tác "American Pie" của Don Mclean . :"Now for ten years, we have been on our own" ,Mc Lean viết ca khúc muời năm sau khi Holly mất ,anh cố gắng hồi tưởng lại những gì đã xảy ra với mình vào 10 năm trước đó .
Câu tiếp theo "And moss grows fat on rolling stone" .Rolling Stones ở đây cũng khó mà đánh giá được đó là ai .Đó có thể là Bob Dylan ,kể từ sau khi siêu phẩm "Like A Rolling Stone" (1965 ) ra đời ,nhưng thời gian đó Dylan đang bận viết những ca khúc ca tụng đức hạnh của tình yêu giản dị ,của gia đình và sự mãn nguyện trong thời gian ở nhà (Bởi Dylan không đi lưu diễn từ năm 1966 đến 1974) và chủ yếu tiền thu được lúc này là nhờ tiền bản quyền .Thời gian đó quả thật là một sự thay đổi đáng kể trong sự nghiệp của Bob Dylan .

Tuy nhiên "Rolling Stones" ở đây cũng có thể là Elvis Presley và dĩ nhiên cũng có thể là The Rolling Stones .

(Rolling Stones...)

Những câu tiếp theo của Verse 3 :

But that is not how it used to be.
When the jester sang for the King and Queen

Người pha trò ở đây (the jester) ở đây chính là Bob Dylan ,như sẽ trở nên rõ ràng về sau này .Có vài sự giải thích về King and Queen ,một số người cho rằng Elvis Presley The King (King of RockNRoll ) như thế giời đã đánh gía ,dường như điều này đã quá rõ ràng .Queen thì được cho là hoặc Connie Francis ,người sừng sỏ trong nhạc RockNRoll sau Elvis .

The image “http://fort-lauderdale-history.visit-fort-lauderdale.com/Connie-Francis.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
(Connie Francis ...quyến rũ với giọng hát ngọt ngào )

Một cách giải thích khác về The King and Queen có khuynh hướng thiên về gia đình Kennedy - The King and Queen của "Camelot" - những người lúc đó đang sống ở Washington DC và đang ủng hộ cho những cuộc đấu tranh cho dân quyền của Martin Luther King (Đây là một mục sư da đen đấu tranh cho phong trào dân quyền ,những bài phát biểu của ông rất có sức thuyết phục trên trường chính trị nhưng vào năm 1969 ông đã bị ám sát ) .

(Luther King khi đang hùng biện..)

Trở lại với "American Pie" ,câu tiếp theo là :
In a coat he borrowed from James Dean

Nhắc đến chuyện này cũng là nhắc đến một câu chuyện về chiếc áo khoác của James Dean .Trong bộ phim "Rebel Without A Cause" ,nhân vật James Dean có một chiếc áo khoác tên là "The Red Windbreaker" ,mỗi khi James mặc áo này thì có nghĩa là anh ta sắp thực hiện một việc khó khăn ,phải đối mặt với nguy hiểm mà anh ta sắp phải làm .

(James Dean...)
Một tuần lễ sau khi bộ phim được khởi chiếu thì những chiếc áo "Windbreaker" màu đỏ đã bán hết nhẵn tại các cửa hàng quần áo ...đây là một kiểu hội chứng ,gần đây tại Pháp có hội chứng phim "Tiếng Thét" (Scream) ..khiến cho xảy ra rất nhiều vụ án mạng xảy ra giống như kịch bản phim Tiếng Thét .Hay trước đó là hội chứng ca khúc "Gloomy Sunday" của Reszo Seress đã gây ra gần 100 vụ tự tử .

Tiếp tục với câu chuyện của James Dean , hình ảnh của James Dean đã có tác động rất lớn tới Bob Dylan ,Dylan cũng đã có một biểu trưng riêng cho mình ,mỗi khi chuẩn bị làm hay chuẩn bị yêu cầu người khác một điều gì đó khó khăn .Trong bộ phim có đoạn James Dean cho một người khác mượn chiếc áo ,sau đó người này bị bắn chết bởi một người khấc ,bố của James Dean đến thấy chiếc áo của con mình và tưởng rằng con mình đã chết .Bob Dylan trong bản covered "The Free wheeling" cũng đã mặc một chiếc áo gió màu đỏ ,cũng có một cảnh đi trên đường phố rất giống những gì xảy ra trong phim "Rebel Without A Cause" sau đó còn mặc chiếc áo này diễn trước có có mặt của Nữ hoàng và Thái Tử Anh .

Trở lại với ca khúc ,câu tiếp theo :"And a voice that came from you and me" .Câu này lại tiếp tục nói về Bob Dylan ,thể loại mà Dylan chơi là nhạc Folk ,giống như một số tên tuổi như Pete Seeger ,Woody Guthrie. Thể loại nhạc Folk được định nghĩa một phần là loại âm nhạc dành cho quần chúng ,vì vậy nên có thể nói Bob là "A voice that came from you and me" .


(Woody Guthrie đang xem một bản nhạc )

Hai câu tiếp :"Oh, and while the King was looking down . The jester stole his thorny crown" . Ý trong câu này rõ ràng nếu các bạn để ý rằng Elvis Presley được coi là vua nhạc RockNRoll ...thì đến thời điểm viết bài này là năm 1969 ,Elvis đang xuống dốc trầm trọng vì dính dáng tới Ma tuý và thêm vào đó là Vợ Elvis Presley đã cặp bồ với một võ sĩ khiến Elvis rất suy sụp .Trái lại ,thời gian này là thời gian mà Bob Dylan đang đi lên ,được nhiều hit lọt vào các bảng xếp hạng hơn ."Thorny Crown" có thể là đề cập tới sự vinh quang và sự nổi tiếng .Hơn nữa ,thời gian này Bob còn nói là anh muốn nổi tiếng như Elvis Presley ,một thần tượng khi còn nhỏ của anh ...ở câu này thì The jester vẫn chỉ Bob Dylan .

(Elvis khi đang lưu diễn )
Hai câu tiếp :
The courtroom was adjourned.
No verdict was returned.

Đây có thể là nói về những thử thách mà nhóm Chicago Seven đã phải gặp .Điều này được các nhà phê bình phân tích và đi đến kết luận đó .

(Chicago Seven..)

Câu tiếp "And while Lennon read a book of Marx" .Nếu hiểu theo đúng nghĩa thì đoạn này nói về John Lennon khi đọc một cuốn sách của Karl Marx ,đó là một sự mới mẻ ,đưa kiến thức căn bản về chính trị vào nhạc của Beatles .Còn một cách giải thích khác về câu này là có thể nhân vật Marx trong câu đó là Groucho Marx ,nếu ai đã nghe nhiều Beatles và đặc biệt là nghe nhiều John Lennon thì trong lyrics của anh có nhiều đoạn nói về Groucho Marx ,nhưng nếu là nhắc đêns Groucho ở đoạn này thì có vể không đúng với giọng điệu của Mc Lean lắm .

(Groucho Marx khi về già ...ông là một danh hài nổi tiếng )

Câu tiếp "The quartet practiced in the park" Có hai trường phái suy nghĩ về điều này .Dịch câu này ra là " Bộ tứ đang tập nhạc trong công viên "...nên cách giải thích rõ nhất là về bộ tứ The Beatles ,lần đó biểu diễn ở Shea Stadium .

The image “http://i.timeinc.net/time/photoessays/harrison/beatles.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.
(Nào thì Beatles ...cái ảnh này đã được anh Barrygibsons vẽ lại rất đẹp ,ai có dịp thì nên xem qua các bức tranh anh vẽ)
Nhưng nếu để ý rằng ở dòng trước khi nói về John Lennon đang làm một điều khác ở cùng một thời điểm nên cũng khó có thể nói bộ tứ ở đây là Beatles ~~> Trường phái thứ hai là Bộ Tứ ở đây là The Weavers ,những người bị ghi vào sổ đen trong đại Mc Cathy .Mc Lean là một trong những người bạn thân của Lee Hays trong ban nhạc The Weavers vào đầu thập niên 60 ,trong khi cũng biểu diễn ở những quán cafe và câu lạc bộ ở New York . Mc Lean cũng khá thân với Pete Seeger mà tớ đã nhắc đến ở trên . Mc Lean và Seeger cũng đi lưu diễn trên sông Hudson , cũng hát những bài hát chủ đề phản chiến .

(Từ trái qua phải Woody Guthrie ,Lee Hays, Millard Lampell, Pete Seeger ...ảnh chụp năm 1941 )


(Bộ Tứ The Weavers...từ trái qua phải lần lượt là Pete Seeger, Freddie Hellerman, Ronnie Gilbert, Lee Hays)

Câu tiếp : "And we sang dirges in the dark" A Dirge có nghĩa là nằm mơ hay là một bài hát tưởng niệm ,nên có lẽ Mc Lean đã nhắc tới một số nhóm Rock mới mà chơi không theo kiểu nhạc nhẩy .

(Don Mclean đang chuẩn bị hát bài Vincent )

The day the music died
we were singing...
(refrain)

Đoạn điệp khúc lại được lặp lại như xoáy sâu thêm vào cái ngày The Day the music died đó ....Cái ngày mà đã cướp đi 3 nhân vật nổi danh nhất trong làng RockNRoll lúc đó .


HẾT PHẦN 3 ,CÒN TIẾP ...!

Phân tích Classic Rock qua American Pie của Don McLean(Part 1)

PHẦN 2 - VERSE 2 CỦA BÀI HÁT

Ở verse 2 này mở đầu là câu :"Did you write the book of love "..Ở đây theo tớ "The book of love " là có ý nói về ca khúc "The Book Of Love " của The Monotones là một hit vào năm 1958 .


(The Monotones...)

Hai câu tiếp theo :"And do you have faith in God above
If the Bible tells you so?"

Đây là một vài lợi liên quan đến chúa và kinh thánh ,có ý đó như để linh hồn của Buddy Holly và những người còn lại được sieu thoát .Nhưng thêm vào đó cần nói thêm về sự kiện lịch sử .Vào năm 1955 ,Don Cornell có sáng tác một ca khúc có tên "The Bible Tells Me So "(Kinh thánh đã dạy tôi như vậy ) ...nhưng sau đó thì Rick Schubert đã đả kích bài hát này khá nhiều nên cũng không rõ vì sao Don Mc Lean đã đưa ý này vào ,nhưng theo tớ là có thể không phải vậy,rất có thể Mc Lean đã trích một câu trong một bài hát thường được hát ở các trường học vào các ngày chủ nhật ,tuy đó la bai hat cổ ,trong đó có đoạn :Jesus loves me this I know ,for the Bible tells me so " ,giải thích về "The Bible tells me so " như thế nghe có vẻ hợp lý hơn .Câu tiếp theo "Do you believe in rock and roll?" ...Nói về câu này thì năm 1965 nhóm The Lovin Spoonful có một hit do John Sebastian sáng tác là "Do you believe in magic " ,trong đó có một câu "Do you believe in magic ,it is like trying to tell a stranger about RockNRoll"...Ý đó của Don Mc Lean ở ca khúc này là ngoài tưởng niệm Buddy Holly ra là cố gắng gợi ra những sự kiện trong làng RockNRoll những năm trước đó ,vì vậy Mc Lean đã nói về các tác phẩm ra đời thời đó ,mỗi dòng của anh ta đều có thể nhận ra một sự kiện nào đó .

(The Lovin Spoonful...)


Hai câu tiếp :"Can music save your mortal soul?and can you teach me how to dance real slow?" Những điệu nhảy chậm là một phần rất quan trọng để nhạc Rock and Roll thể hiện ,nhưng xu hướng nhạc RockNRoll dành cho những điều nhảy chậm đã suy tàn vào cuối thập niên 60 .

Hai câu tiếp :"Well, I know that you are in love with him
because I saw you dancing in the gym"
Thời gian sau đó thì nhảy vẫn là một cách thể hiện tinh tế của tình yêu và mang hàm ý của một lời cam kết .

You both kicked off your shoes
Man, I dig those rhythm and blues

Điều này được giải thích là sự nổi lên trào lưu yêu thích các điệu nhảy ngắn gọi là "Sock Hop" mà khi đó người nhảy phải cởi giày ra trước khi nhảy.Nói một chút về lịch sử .Trước khi tính đại chúng của nhạc RockNRoll ,âm nhạc ,như ở Hoa Kỳ chẳng hạn ,được tách riêng môtcách sâu sắc .Thứ âm nhạc phổ biến được biểu diễn bởi những người da đen hầu hết chỉ có người da đen xem ,và đầu tiên được gọi là "Race Music" ,sau đó được làm cho mềm mại hơn để trở thành Rhythm&Blues.Vào đầu thập kỷ 50 ,khi mà những thứ âm nhạc của người da đen trở nên công khai hơn ,được nhiều người da trắng xem hơn đặc biệt lànhờ vào những tính cách kiểu như Allan Freed ,những thanh niên da trắng bắt đầu chú ý đến thể loại nhạc này .Bắt đầu là lân cận năm 1954,khi mà một số lượng lớn các ca khúc thuộc thể loại Rhythm&Blues được lọt vào top những ca khúc ăn khách nhất trong tuần và bắt đầu có vị trí vượt cả những ca khúc thuộc thể loại khác ,nhưng thường thường đó chỉ là những bản Cover lại của những nghệ sĩ da trắng .Tiêu biểu như "Shake Rattle and Roll" của Joe Turner ,được covered bởi Bill Haley

The image “http://blogsimages.skynet.be/images/000/256/315_BILL%20HALEY.jpg.150.150.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

(Bill Haley..)

"Sh-boom" của The Chords ,được covered bởi Crew-cuts

"Sincerely " của The Moonglows,covered bởi Mv Guire Sisters

Tweedle Dee ,La Verne Baker ,Covered bởi Georgia Gibbs


(Georgia Gibbs...)

Đến 1955,một vài nghệ sĩ Rhythm&Blues như Fats Domino và Little Richard đã có khả năng kiếm được hit trong bản xếp hạng các ca khúc ăn khách nhất trong tuần .Vào 1956 ,hãng Sun Records bổ sung thêm vài thành phần của nhạc country and western để sản xuất một thể loại nhạc RockNRoll dân gian mà buddy Holly đã nổi lên như một hiện tượng .

(Fats Domino là người ngồi trên chiếc piano ,ông cũng béo như cái tên của ông mà mọi người quen gọi )


(Little Richard ...)

Đoạn tiếp theo :
I was a lonely teenage broncing buck
with a pink carnation and a pickup truck


Đoạn này tớ nghĩ "Pink Carnation" là có ý nói về ca khúc "A White sport Coat (and a pink Canartion )" của Martin
Robbins ,một hit vào năm 1957.

(Marty Robbins và A white sport coat and a pink carnation)


But I knew I was out of luck
The day the music died
(refrain)
I started singing....

Nỗi đau khổ ,lời vĩnh biệt lại được cất lên "Thatll be the day that I die" như một điệp từ khiến chúng ta nhớ tới Buddy Holly .

(Buddy Holly khuôn mặt luôn hiện lên một vẻ sáng ngời ...)

HẾT PHẦN 2 ...CÒN TIẾP