Classic Rock, Prog Rock World of TienQueen

Đây là một Blog về Classic Rock và Progressive Rock của Đoàn Lương Tiến (TienQueen, Kashmir), hiện đang là sinh viên năm thứ 3 ngành Computer Engineering khoa Computing của trường Đại học Quốc Gia Singapore. Mong các bạn tìm thấy ở đây một góc nhỏ để thả hồn vào cùng Classic và Prog Rock!

I wrote above lines when i was a sophomore, i'd like to keep that. Just a corner for my Prog n Classic Rock thoughts. Now I don't blogging much, follow me on twitter: tienqueen.

Sunday, June 25, 2006

PROG CAFE RADIO SHOW SERIES
TUẦN 3 : Prog Rock and Literary Imaginations Part II


No.3 PROGRESSIVE ROCK VÀ LIÊN TƯỞNG VĂN HỌC (PART II)


Audio:PROG CAFE NO 3 (Right Click and Save As...)


Ở album phát hành năm 1991 của Rush là Roll The Bones tư tưởng xuyên suốt album là dựa trên tác phẩm Gonna Roll The Bones> của nhà văn Fritz Leiber trong đó thì ca khúc Roll the bones trong album là bị ảnh hưởng nhiều nhất .Truyện ngắn Gonna Roll The Bones là một câu chuyện rùng rợn ly kì của Joe Slattermill .Vào một đêm anh chán nản căn nhà đổ nát của mình và quyết định bỏ lại vợ và mẹ lại để đi tới một nơi khác là The Boneyard để lao đầu vào những vụ cá cược bài và vận may của con xúc xắc .Và câu chuyện li kì bắt đầu từ đó ,của những điều lạ kì và không bình thường .Tác phẩm được trao giải thưởng văn học lớn là giải Hugo và giải Nebula.


Còn khá nhiều bản nhạc của Rush mang hơi hướng văn học của Ernest Hemingway và Oscar Wilde …các tiểu thuyết truyện ngắn của hai nhà văn thường bế tắc và đi đến chỗ không lối thoát và cả hai đều có một cái chết thương tâm. Hemingway thì chán với cuộc sống tuyệt vọng nên đã tìm tới cái chết bằng cách tự tử giống cha mình còn Oscar Wilde chết trong một khách sạn rẻ tiền ở Paris vào năm 1900 không một xu dính túi .Nhưng thực sự cả hai đều có một tài năng đặc biệt và tác phẩm của họ trở nên bất hủ .Neil Peart bị ám ảnh bởi các truyện ngắn và tiểu thuyết của cả hai .Trong bài “Between the wheels” của Rush ta có thể thấy đề cập tới “thế hệ mất mát” (The lost generation) mà Hemingway đã từng nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm “Mặt trời vẫn mọc” (The Sun Also Rises) của mình về thế hệ thời đó .Tác phẩm này còn là nguồn cảm hứng cho ca khúc “Losing It” với câu “where the sun will rise no more” .


Tiểu thuyết “Giã Từ Vũ Khí” (A Farewell To Arms) của Ernest Hemingway gợi ý tưởng cho Neil Peart viết lên ca khúc “A Farewell to Kings” nổi tiếng. Giã Từ Vũ Khí là một trong những tiểu thuyết để đời nhất của Hemingway. Đó là một câu chuyện tình yêu của một người lính nhưng rồi cuộc tình đó kết thúc trong đau đớn khi mà Catherine của anh qua đời khi còn cô đang còn mang trong mình đứa con của anh. Đó còn là một tác phẩm khảo sát về hiện thực chiến tranh ,người ta không những phải học cách sống cho đẹp mà còn học cách chết .Số phận con người trong chiến tranh như là một hình ảnh bi thương ,bị kết án bởi định mệnh hay thay đổi .Câu chuyện chứa đụng bên trong cường độ và bi kịch ,diễn ra với hậu cảnh là chiến tranh, với nhịp độ thay đổi theo vui-buồn ,theo cảnh sống và cảnh chết .Cùng với “Chuông Nguyện Hồn Ai”(For whom the bell tolls) ,hình ảnh cái chết được đưa lên để bàn luận, trong chiến tranh ,cái chết thật mỏng manh .Hình ảnh Chuông Nguyện Hồn Ai cũng xuất hiện trong ca khúc “Losing It” của Rush , đọc lời ca của Losing it ta sẽ thấy có đoạn “For you , the blind who once could see, the bell tolls for three” . Ta thấy xuyên suốt ca khúc “Losing It” trong album “Signals” là màu sắc Hemingway.


Nhà văn Ernest Hemingway thời trẻ khi còn trong quân ngũ....

Đối với truyện ngắn và các tác phẩm kịch của Oscar Wildecũng gây ấn tượng mạnh mẽ với Neil Peart. Neil đã đưa vở kịch Người hâm mộ của quý bàWinderrmere (Lady Winderrmere’s Fan) vào hai ca khúc của Rush là “Resist” và “The Pass” ca. Trong ca khúc Resist ta có thể thấy được lời thoại của có ở vở kịch này là câu nói nổi tiếng “I can resist everything exept temptation”(tôi có thể cưỡng lại mọi thứ trừ sự cám dỗ) và tiêu đề Resist cũng lấy cảm hứng từ câu này .Còn một câu khác trong vở kịch cũng được đề cập tới trong bài “The Pass” là “We are all in the gutter, but some of us are looking at the stars” (Chúng ta đều ở tầng lớp cặn bã của xã hội ,nhưng chỉ một số trong chúng ta đang nhìn tới những vì sao sáng) .Câu nói nổi tiếng này trong vở kịch trước đó đã được ban nhạc The Pretenders nhắc tới trong bài hát “Message Of Love” .Sau khi album mới đây của Rush là Vapor Trails ra đời thì Neil Peart có tâm sự rằng chính truyện ngắn của Oscar Wilde đã tạo cảm hứng cho ông viết câu [i]“If culture is the curse of the thinking class” trong bài “Ceiling Unlimited” .


Oscar Wilde mất khi còn khá trẻ........

Nếu bạn đã từng ghé thăm box Tác Phẩm Văn Học của TTVN ở mục Tác phẩm nước ngoài trên trang nhất bạn có thể tìm thấy một truyện có cái tên rất thơ mộng là Con Chim Trốn Tuyết của tác giả Paul Gallico. Ông là một nhà báo Mỹ và trở nên rất nổi tiếng trên văn đàn với truyện ngắn Con Chim Trốn Tuyết .


Truyện ngắn kể về mối tình của cô bé Fritha với Rhayader, một họa sĩ tật nguyền phải tìm nơi ẩn dật ở một hải đăng hoang phế ven biển. Mối tình được nảy nở từ một chú ngỗng trời bị thương mà 2 người cùng chăm sóc.

Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu đương của nhân vật Rhayader. Cái chết cao đẹp của Rhayader bên dưới vòng cánh lượn đầy tình nghĩa của "con chim trốn tuyết", sự tuẫn tiết của chính nó, sự bùng nổ tình yêu trong lòng Frith, cô gái ngây thơ và trong trắng... tất cả đã biến câu chuyện như thành một bài thơ viết bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp cả trong tâm hồn lẫn ý thức trách nhiệm của con người


CAMEL.........

Lấy cảm hứng từ tác phẩm cảm động này, ban nhạc Camel đã dựng lên một album concept đầy cảm xúc và giàu màu sắc. Nói thêm về album concept ấn tượng này. Sau sự thành công của album Mirage trước đó, Camel muốn tiếp tục bằng một concept album dựa trên một cốt truyện, từ sự gợi ý của tay bass Doug Ferguson, Camel đã bị chinh phục bởi câu chuyện có kết thúc buồn nhưng giàu tính nhân văn này và đã lấy Con Chim Trốn Tuyết làm sự lựa chọn của mình. Với tiếng flute ngọt ngào của tay guitar và ca sĩ Andy Latimer, giai điệu keyboard réo rắt của Peter Bardens như vẽ lên một bức tranh Con chim trốn tuyết đẹp đẽ trên nền tiếng bass của Doug Feguson và tiếng trống của Andy Ward. Bị hạn chế bởi vocal nhưng những thành viên của Camel đã lấp đầy khoảng trống bằng những màn solo ngoạn mục. Và lời khuyên của tôi với album này là hãy đọc truyện ngắn Con chim Trốn Tuyết của Paul Gallico trước và bạn có thể nhắm mắt và thưởng thức một cách trọn vẹn album này.

Link Listen Online: http://nguyengallery.com/tienqueen/

(To be Continued with ALAN PARSONS PROJECT and RICK WAKEMAN( YES )....)

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home