Nhạc Và Họa....
Đợt này toàn viết những bài hơi thiên về cá nhân mà bỏ qua mục đích chính của Blog là quảng bá Classic Rock và Progressive Rock và là nơi để mọi người có thể thả hồn vào góc nhẹ nhàng lung linh như bức tranh của nhạc Rock.Cách đây khoảng một tháng thì tớ đã viết lên blog một bài đầu tiên kết nối hội họa với nhạc Rock qua chủ đề về hoạ sĩ chuyên vẽ bìa đĩa album cho các ban nhạc Prog Rock là Roger Dean, "Roger Dean: Progressive Rock Vs Hội Họa". Lần này xin lại trở về với guồng quay Classic Rock để giới thiệu với các bạn một chủ đề rất hay mang tên "Nhạc Và Họa" . Hôm nay là sinh nhật chị Hoài Rockmantocdai,tác giả của chủ đề trên, một người bạn quen từ những năm cấp 3 qua cậu bạn Kim Lân(bassist) mà vẫn chưa một lần gặp mặt chị. Cũng chẳng có gì làm quà cho chị thôi thì em xin đăng lại chủ đề "Nhạc Và Họa" lên Blog để chúc mừng sinh nhật chị. Cũng rất vui vì em được đóng góp vào chủ đề của chị một số liên tưởng nhạc với họa mà chị có đăng lên ở phần cuối.
Họa là Nhạc nhìn thấy - Nhạc là Họa nghe thấy
Có lẽ từ trước đến nay, nhạc và họa đã có một mối liên kết bí ẩn nào đó mà số ít trong chúng ta để ý đến. Nhất là những tác phẩm hội họa để đời, chúng dường như đã trở thành chủ đề cho không ít nhạc sĩ viết lên bài hát cũng tuyệt vời không kém. Với hiểu biết còn hạn hẹp và sự chú ý đến hội họa chỉ vì yêu thích, tôi xin đề cập vài điều tự bản thân mình khám phá ở đây hy vọng sẽ được cùng mọi người chia sẻ, thêm nữa,khi chúng ta tiếp cận âm nhạc bằng góc độ của đôi mắt có lẽ sẽ mới mẻ và thú vị hơn chăng? Tôi không dám lạm bàn đến lĩnh vực âm nhạc cổ điển, chỉ dám nói trong phạm vi hẹp là nhạc country + 1 số bài Rock thôi, xin mời:
Trước tiên, chưa nói gì đến việc lyric hay hát hò gì vội, ta hãy quan tâm đến những cái bên ngoài đã. Chắc ở đây hầu hết mọi người đều có trong tay ít nhất một album của Guns N'' Roses? Và sẽ là Use your illusion (I & II) chứ. Mọi người thấy bìa album này thế nào? Hồi tôi mới nhìn lại tưởng một thằng nghiện đang tự chích thuốc cho mình, nhưng nhầm to. Đây chính là một phần nhỏ của tác phẩm tranh tường Trường Athens của họa sĩ ''''khét tiếng'''' người Ý Raphael (cùng thời với Leonard De Vinci), được ông vẽ tại tòa thánh Vatican, chắc các thành viên của GnR khoái quá nên lôi ra làm bìa album của mình, xin mời mọi người cùng chiêm ngưỡng:
Đây là bìa album:
Còn đây là bức Trường Athens (L''ecole d''Athenes) rất rất nổi tiếng:
Nhìn kĩ sẽ thấy hình được trích nằm ở phía phải của tranh gốc, ngay cạnh bức tượng trắng.
Mọi người nghe đến tên tuổi của The Cult rồi chứ? Có nhớ bài hát Judith không? Nghiên cứu lyric của bài hát này ta thấy như vô nghĩa, nhưng nếu biết xuất xứ thì sẽ thay đổi ý kiến hoàn toàn:
And goes, she comes
No man will ever
Make her moan
Break her bones
Hey Judith
Judith
Hey, hey
On the weight of a storm
She comes and goes
Bài hát này, theo tôi được biết thì nó đề cập đến nhân vật nữ mang tên Judith, người đã dám thay mặt cả dân tộc mình giết chết kẻ thù (kẻ thù này trước khi chết còn được vinh hạnh vui vẻ với Judith một đêm ). Truyền thuyết của câu chuyện này khá dài, tôi chỉ dám nói sơ sơ có thế. Judith là đề tài của rất nhièu họa sĩ, từ Carvaggio, Tiziano, Furini cho đến Andrea Mantegna, nhưng tôi chỉ show ở đây 2 bức tôi nghĩ là đẹp nhất:
Một của Tiziano:
Và một của Furini:
Nhìn vào hai bức tranh này, ta có thể thấy được nét mặt lạnh lùng của Judith, vẻ khiếp đảm của kẻ thù và thái độ dứt khoát khi đưa lưỡi kiếm kết liễu cuộc đời hắn của nàng. Trên một khía cạnh nào đó, bức tranh yên tĩnh và bất động, trên khía cạnh khác người ta cảm thấy một sự ghê tởm dữ dội đến nỗi chỉ có sự lãnh đạm tâm lý hoàn toàn mới có thể đương đầu nổi.
Nói đến nhạc Country một chút không các bác lại tủi. Không biết mọi người thế nào chứ tôi thích nghe Don McLean hát lắm, các bài hát của ông đúng là... hương đồng gió nội thật. Nào là: And I love you so, Empty Chairs, American Pie, La La I love you ... và bài hát liên quan đến họa tôi muốn nói ở đây không phải cái gì khác chính là ca khúc bất hủ : Vincent
Paint your palette blue and gray
Look out on a summer''''''''s day
With eyes that know the darkness in my soul
Shadows on the hills
Sketch the trees and the daffodils
Catch the breeze and the winter chills
In colors on the snowy linen land
Nghe bài hát này của ông,nhạc nền là những tiếng guitar chậm rãi,tiếng hát trầm và ấm, tôi cũng mường tượng ra khung cảnh của một đêm đầy sao. Cho đến khi biết được, bài hát này ông hát để ca ngợi họa sĩ tài hoa : Vincent Van Gogh, mà cụ thể ở đây, cảm xúc của ông thăng hoa khi được chiêm ngưỡng tác phẩm :Stary Night.
Vẫn là nhạc đồng quê, nhưng tôi muốn nói đến một ca sĩ bắt đầu sự nghiệp sớm hơn một chút : Nat King Cole. Cụ này thì có quá nhiều bài nổi tiếng rồi, trong chủ đề này tôi muốn nói đến bài Mona Lisa của cụ (sau này được Julio Iglisias cover lại cũng hay không kém):
Or is this your way to hide a broken heart?
Many dreams have been brought to your doorstep
They just lie there and they die there
Are you warm, are you real, Mona Lisa?
Or just a cold and lonely lovely work of art?
Câu hỏi của ông đặt ra trong bài hát này cũng chính là câu hỏi chung của tất cả những người đã được chiêm ngưỡng bức chân dung La Joconde. ''''nụ cười bí ẩn ấy phải chăng là để che giấu một trái tim đau khổ?''''. Có người nói rằng Leonard De Vinci đã vẽ chân dung vợ một thương nhân nhưng tôi đọc ở tài liệu khác thì lại cho rằng, De Vinci đã tự họa chân dung của mình và sau đó sửa lại đôi chút để biến thành Mona Lisa cho đến tận ngày hôm nay.
Tẹo nữa thì quên, còn một bài nữa, một trong những hit của cặp song ca Simon and Garfulken với tiếng trống dồn dập ngay đoạn mở đầu bài giống thổ dân da Đỏ, đó chính là Cecilia. Bài hát ca ngợi vẻ đẹp dịu dàng đến nhẫn nại của Cecilia Gallarani, tên của nhân vật trong bức Người đàn bà và con chồn của Vinci:
Hết country, lại quay qua một bản sonate nổi tiếng của Beethoven, tôi không phải chuyên gia âm nhạc cũng chẳng phải nhà phê bình nghệ thuật, mọi người cùng chiêm ngưỡng bức Ánh Trăng của tác giả Ivan Kramskoy để cảm nhận được hết vẻ đẹp và ánh sáng lung linh của chị Hằng:
Lại xoay qua Rock rẻ tiền một chút, đấy là mấy anh Micheal lăn lông lốc (MLTR). Mấy anh này thì mọi người lạ quái gì nhề? Những album gần đây của các anh chán ặc đến cổ, nhưng có một bài hát Strange Foreign Beauty làm tôi nhớ ngay đến tác phẩm Người Đàn Bà xa lạ cũng của Ivan Kramskoy, đây này:
Quả thật vẻ đẹp qúy phái của nhân và cái nhìn xa xăm làm người xem phải tự dằn lòng ghê gớm.
Rock một chút cho máu. Trong đĩa Slow Rock tình cờ mua được cách đây đã khá lâu, mở đầu bằng bài hát mà tôi đảm bảo chỉ cần nghe một lần là nhớ mãi : A sailorman''s hymn. Nội dung bài hát nói về cái gì thì chắc khỏi nói mọi người cũng biết. Tuy nhiên, nhịp điệu không được hoành tráng như không khí của các thủy thủ khi ra khơi, có lẽ bài bát này dành để nói về các mẹnh phụ ngày đêm tựa cửa chờ chồng thì đúng hơn. Nhưng cũng không thể bỏ qua bức tranh rất đẹp miêu tả cảnh các sailor đấu tranh với thiên nhiên để dành sự sống cho mình như bức Từ biệt của Ivan Aivazovsky:
Lãng mạn một chút không mùa thu sắp qua mất rồi.
Down the crossroads in a sleepy little inn
By the fire when the sun goes down
But the night becomes you
And the secrets of the rain
Forever autumn
Nghe quen nhỉ? Forever Autumn đấy. Công nhận ít rockband mào có thể sáng tác một bài hát về mùa thu tuyệt vời và sinh động như Lake Of Tears. Tán về bài này chắc phải để dành cho bạn CADIK. Tôi rất thích bài thơ bạn dịch trên tờ ROCKVISION ngày nào, hôm trước nghe radio thấy có thằng nó chôm làm yêu cầu của nó đấy, he he.
Những bức tranh về mùa thu thì nhiều lắm, mà cây đa cây đề ở đây chính là Issak Levitan, quả thật khi ngắm những bức tranh của ông, người ta có cảm tưởng không thể thích nổi mùa nào khác ngoài mùa thu:
Đây là bức Golden Autumn (Mùa thu vàng):
Đây chính là bức Sự dai dẳng của ký ức, một tác phẩm Salvador Dali. Thật sự khi vừa nhìn thấy bức tranh này,tôi đã giật mình, không biết khi sáng tác Time, Pink Floyd có liên tưởng gì đến nó không bởi khi nghe Time tôi cảm giác như có những nỗi niềm khó tả giằng xé để rồi trơn tuột giống như thế.
Thời gian cũng đã không còn đủ để tìm nữa mà cũng đói lắm rồi. Tôi rất muốn tán về bức Bữa tiệc cuối cùng nhưng ... tranh to quá up lên đây chắc không vừa, hic.
Bức tranh tiếp theo, tôi muốn gửi tặng anh bạn Zanky, he he có lần ku cậu nói với tớ là thích MLTR lắm, thích nhất bài Romantic Balcony (có đúng không nhỉ?). Lâu rồi chẳng nói chuyện online với đồng chí này vì lệch múi giờ, chẳng biết tình hình nhạc nhẽo thế nào. Thôi thì chiêm ngưỡng tạm tác phẩm Trên ban công của danh họa người Pháp Manet nhé Văn, tớ nghĩ nó rất đẹp và đẹp hơn nữa nếu cậu vừa ngắm kết hợp với bản "buồn ca" kia của MLTR, chúc vui!
Manet đã vẽ bức này năm 1869, bằng chất liệu sơn dầu.
Mẹ! Với những đứa con xa nhà như tôi, thì khoảng lặng trong tâm hồn có lẽ dành nhiều nhất cho gia đình, và hơn cả là người mẹ vẫn hàng ngày làm lụng vất vả chờ ngày tôi thành danh trở về. Cái dáng ngồi uy nghiêm mà gần gũi, ánh mắt xa xăm kia, tôi một phần hiểu được. Ôi,cái nhìn đau đáu! Tôi đi học xa, một năm về hai lần, mỗi lần về là nã đạn rồi biến. Tôi suy nghĩ rất nhiều, và khi xem được bức họa Người mẹ mà Whistler đã vẽ chân dung mẹ mình, tôi không khỏi burst into tears. Mở nhạc, nghe lại Mama I''''m coming home. Tôi thì chẳng đấu tranh gì rồi, nhưng tôi thấy mình cũng chẳng khác gì anh lính lầm lỡ kia. Thank you for your love, mama ... !
Người mẹ (1871)
Giáng sinh qua từ đời nảo đời nào rồi ý, nhưng mà vẫn thích cho mọi người sống lại không khí những ngày ấy. Mỗi mùa Noel về, khắp nơi lại vang lên những bản Thánh ca xa xăm bất tận. Nào là Joy to the world,Oh Christmas tree, When the child was born v.v... và hay nhất có lẽ là Silent night, bản Thánh ca muôn thở. Tôi không theo Đạo nào cả, nhưng mỗi khi nghe bài hát này, cũng tràn đầy những xúc cảm bồi hồi. Thì đây, Chúa Hài Đồng đã ra đời trong máng cỏ. Qua nét vẽ mềm mại uyển chuyển rất sinh động, danh họa người ý Correggio đã làm sống lại khung cảnh thiêng liêng năm nào trong tác phẩm Đêm Thánh của mình, cụ thể là đây:
Tối thứ 7, dịch xong tài liệu, năm khểnh chân nghe nhạc. Mấy đĩa country đã nghiền tanh bành. Thôi thì lôi cái album Helloween bụi bặm ra power tí cho nó máu. Ấn ấn cái skip liên tục vì thấy chẳng có bài nào vào. Nhắm mắt play bừa muốn đến bài nào thì đến. Hic, Windmill cả nhà ạ. Lâu không nghe thấy hay thế hả giời. Nhẹ nhàng, buồn buồn hợp với tâm trạng quá! Sực nhớ hôm trước xem được bức Cối xay gió bên sông của họa sĩ người Hà Lan Jan Van Goyen trong sách hội họa tiểu học
Cối xay gió bên sông - hoàn thành năm 1642 trên chất liệu sơn dầu.
Hị, bảo là nghe hết country nhưng lại sực nhớ đến bố già phúc hậu Lobo ngày trước mình thích mê tơi cái bài Me and you and a dog named Boo, phải công nhận là tuyệt hay. Một phần cũng tại tớ thích chó lắm (cực ghét mèo) và có chăm chú tìm kiếm một bức tranh thật đẹp về cẩu mang về treo trong nhà. Tình cờ thấy trong vuốn lịch 10 năm xuất hiện bức tranh đẹp ngỡ ngàng mang tên Chân dung Miss Bowles và con chó do Reynolds vẽ năm 1975. Mọi người cùng xem nhé:
Để ra về mà không áy náy, tặng mọi người bức Vệ nữ ra đời của Botticelli, vừa xem vừa nhảy disco theo bài Venus của Banarama thì tha hồ mà xích xú nhé! Cái này nó hơi gợi cảm một chút nhưng nếu bỏ qua khía cạnh trần tục thì sẽ thấy đẹp hơn rất nhiều, xin mời:
Vệ nữ ra đời - Botticelli
Tối qua xem lại mấy tranh của ông Whistler (tác giả bức Người mẹ) phát hiện ra tác phẩm Chelsea được vẽ với chất liệu sơn dầu trên gỗ khá đẹp. Những lúc mệt mỏi hoặc xì trét mà ngắm nghía bức này sẽ thư giãn rất nhiều. Màu sắc chủ đạo là xanh sáng và bạc nhưng lại khắc hoạ không gian thành phố Chelsea vào một buổi chiều tà,tạo cho không gian có thêm chiều sâu giúp cái nhìn của người xem được mở rộng như nhìn vào đường chân trời.
He he và thú vị hơn nữa nếu trước mắt là bức tranh còn bên tai là giai điệu nhẹ nhàng (hơi hơi) của bài hát Midnight in Chelsea do Bon Jovi thể hiện. Đây là một trong số ít bài hát của Bon Jovi mà tôi thấy hay vì nói thật những bài kia bài nào cũng giống bài nào, mới nghe thì hay nhưng nghe nhiều tháy chán ặc. Dù thế nào cũng phải cám ơn mấy anh chàng này đã là leader dẫn mình đến với Dốc!
Chelsea (Whistler) - 1871
1 Comments:
Your blog keeps getting better and better! Your older articles are not as good as newer ones you have a lot more creativity and originality now keep it up!
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home